Sơ Đồ Khối Cấu Trúc Chung Của Mạch Điện Là Gì? Cấu Tạo Và Phân Loại

Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là gì? Các ký hiệu trên sơ đồ mạch điện có ý nghĩa như thế nào và cách đọc chúng ra sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người dùng. Ame Group sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý vị khi tìm hiểu về cấu trúc và sơ đồ của mạch điện trong bài viết sau đây. 

Sơ Đồ Khối Cấu Trúc Chung Của Mạch Điện

Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là gì?

Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là gì?

Để tìm hiểu về sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về mạch điện là gì và sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện gồm những gì?

Mạch điện là gì?

Mạch điện là một tập hợp các thành phần chứa điện được kết nối với nhau thông qua đường dẫn điện để tạo ra chức năng hoạt động của mạch.

Cấu trúc chung của mạch điện

  • Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp năng lượng cho mạch điện, đảm bảo hoạt động của các thành phần khác trong mạch.
  • Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ: Nhóm này bao gồm các thiết bị như công tắc, bộ điều khiển và các thiết bị bảo vệ mạch. Chúng có nhiệm vụ điều khiển và bảo vệ mạch điện, bao gồm việc đóng ngắt nguồn điện và kiểm soát tải, đồng thời đảm bảo an toàn cho mạch.
  • Dây dẫn: Dùng để kết nối các thành phần trong mạch điện, tạo thành một hệ thống liên kết đồng bộ.
  • Phụ tải điện: Phụ tải điện là thành phần trong mạch điện tiêu thụ năng lượng điện từ nguồn điện. Phụ tải có thể là các thiết bị, máy móc hoặc hệ thống khác nhau, thực hiện các chức năng riêng biệt trong mạch.

Cấu tạo chính của nguồn điện

Cấu tạo chính của nguồn điện

Cấu tạo chính của nguồn điện gồm các bộ phận sau: 

Nguồn điện

Nguồn điện xoay chiều (AC):

  • Nguồn điện xoay chiều cung cấp điện cho mạch điện hoạt động theo nguồn điện xoay chiều.
  • Dòng điện xoay chiều có giá trị và chiều thay đổi theo thời gian.
  • Các nguồn điện xoay chiều thông dụng: nguồn điện lưới, máy phát điện xoay chiều,…

Nguồn điện một chiều (DC):

  • Nguồn điện một chiều cung cấp điện cho mạch điện hoạt động theo nguồn điện một chiều.
  • Dòng điện một chiều không thay đổi theo thời gian.
  • Các nguồn điện một chiều thông dụng: pin, ắc quy, pin năng lượng mặt trời,…

Tải tiêu thụ điện

Tải tiêu thụ điện là các thiết bị trong gia đình hoặc công nghiệp, chuyển đổi năng lượng điện thành các loại năng lượng khác như năng lượng quang, cơ năng và nhiệt năng để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Bộ phận đóng, cắt và bảo vệ mạch điện

Bộ phận đóng, cắt và bảo vệ mạch điện gồm cầu dao, cầu chì và aptomat.

  • Cầu dao: Dùng để thủ công đóng và cắt nguồn điện.
  • Cầu chì: Bảo vệ mạch điện trước sự cố ngắn mạch và quá tải, thường được kết hợp với cầu dao.
  • Aptomat: Đóng và cắt nguồn điện thủ công hoặc tự động khi xảy ra sự cố quá tải và ngắn mạch.

Bộ phận điều khiển mạch điện

Bộ điều khiển mạch điện bao gồm các thành phần để bật/tắt tải theo nhu cầu sử dụng, được lựa chọn và sử dụng phù hợp với tính chất của mạch và tải.

Các thành phần bao gồm:

  • Công tắc nổi và công tắc âm tường: sử dụng để thủ công đóng/ngắt mạch điện trực tiếp.
  • Công tắc điện từ: sử dụng để tự động đóng/ngắt mạch điện.
  • Mô đun điều khiển: sử dụng để tự động bật/tắt mạch điện theo chương trình đã được lập trình.

Dây dẫn điện

Dây dẫn điện có chức năng kết nối các thành phần (thiết bị) trong mạch điện thành một mạch kín cho dòng điện chạy qua khi mạch điện hoạt động.
Mỗi loại dây dẫn điện được lựa chọn sử dụng phù hợp với công suất của mạch điện. Lưu ý: Chỉ sử dụng dây dẫn điện có vỏ cách điện an toàn.

  • Thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện để phát hiện và xử lý kịp thời sự cố hư hỏng vỏ cách điện.

Sơ đồ của mạch điện

Sơ đồ của mạch điện là gì?

Sơ đồ mạch điện được gọi là Circuit diagram trong tiếng Anh, là một biểu đồ đồ họa mô tả cách các thành phần trong mạch điện kết nối với nhau. Nó không nhất thiết phải tương ứng với sắp xếp vật lý thực tế của các thành phần trong mạch.

Sơ đồ mạch điện cung cấp thông tin về kết nối điện trong thực tế, bao gồm sự sắp xếp của các dây và các thành phần kết nối với nhau. Nó được sử dụng trong quá trình thiết kế và xây dựng mạch điện, bố trí bảng mạch in (PCB) và cũng hữu ích trong quá trình bảo trì các thiết bị điện, điện tử. Sơ đồ mạch điện là công cụ quan trọng giúp kỹ sư và kỹ thuật viên hiểu và làm việc với mạch điện một cách hiệu quả.

Kí hiệu trên sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện

Để có thể đọc và hiểu được các kí tự trên sơ đồ. Dưới đây là chi tiết ý nghĩa của các ký hiệu trong bảng mạch điện.

Kí hiệu trên sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện

Sơ đồ mạch điện có những loại nào?

Sơ đồ mạch điện được chia thành ba loại chính, mỗi loại có đặc điểm riêng và được sử dụng trong các mục đích khác nhau:

  • Sơ đồ nguyên lý:
    Sơ đồ nguyên lý biểu diễn cấu tạo tổng quan và chi tiết của một thiết bị mà không cần tuân theo trình tự lắp đặt thực tế. Nó tập trung vào mối liên hệ giữa các thành phần trong mạch mà không chỉ ra vị trí, cách lắp đặt hoặc sắp xếp của chúng. Sơ đồ nguyên lý giúp hiểu cấu trúc và hoạt động của mạch một cách rõ ràng và dễ nhìn nhất.
  • Sơ đồ lắp đặt:
    Sơ đồ lắp đặt cho biết vị trí chính xác của từng linh kiện và các mạch điện trong một thiết bị. Nó cung cấp thông tin về cách các thành phần được lắp đặt và kết nối với nhau trong thực tế. Sơ đồ lắp đặt hữu ích để tính toán vật liệu và hỗ trợ quá trình lắp đặt, sửa chữa và bảo trì mạch điện một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Hướng dẫn đọc sơ đồ mạch điện cơ bản

Hướng dẫn đọc sơ đồ mạch điện cơ bản

  • Xác định mối quan hệ giữa các phần tử trong mạch: Nắm vững các thông số cơ bản như điện trở, điện áp, tụ điện của các thiết bị trong mạch. Hiểu rõ cách các phần tử tương tác và kết nối với nhau để hình dung được luồng dòng điện trong mạch.
  • Hiểu vai trò riêng của từng thiết bị: Nắm bắt công dụng và chức năng của từng linh kiện trong mạch. Điều này cho phép bạn sử dụng chúng đúng mục đích và hiểu rõ các thông số cụ thể của mỗi phần tử, từ đó hiểu được vai trò và nhiệm vụ của chúng trong mạch.
  • Xác định hướng cắm đúng của các linh kiện: Chắc chắn rằng bạn cắm các thiết bị theo đúng chiều âm và dương. Các ký hiệu của các linh kiện thường có đánh dấu phân cực rõ ràng. Có thể dựa vào phần chân kim loại dài hơn của thiết bị để xác định hướng cắm đúng.
  • Hiểu chức năng và cách thức hoạt động của hệ thống: Dựa vào sơ đồ mạch, bạn cần xác định chức năng và cách thức hoạt động của từng hệ thống trong mạch. Điều này giúp bạn đánh giá hiệu suất và hiểu rõ cách mà các hệ mạch tương tác với nhau.

Quy ước chiều dòng điện

Quy ước chiều dòng điện

Chiều dòng điện (được biểu diễn bằng chiều của mũi tên) được xác định là từ cực dương (+) đi qua dây dẫn và các thiết bị điện đến cực âm (-) của nguồn điện trong mạch. Nghĩa là dòng điện “đi ra từ cực dương và đi vào cực âm”.

Dòng điện trong mạch được cung cấp bởi pin hoặc bộ sạc, và chúng có chiều không đổi, được gọi là dòng điện một chiều.

Chiều dòng điện thực chất là hướng di chuyển của các electron tự do trong vật liệu dẫn điện, và hướng này ngược lại so với quy ước về chiều dòng điện.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là gì? Để có thể thiết kế và sửa chữa mạch điện, bạn cần phải nắm rõ cách đọc và nguyên tắc của sơ đồ điện sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong cuộc sống nếu có bất kỳ vấn đề về điện xảy ra. Hy vong bài viết của Ame Group sẽ là thông tin hữu ích cho bạn..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *