Chạm vào dây nóng có bị giật không? Là một trong số những câu hỏi mà AME Group nhận được rất nhiều từ phía khách hàng trong thời gian qua. Để đảm bảo an toàn điện khi làm việc với dây nóng, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đáp án trong bài viết dưới đây.
Chạm vào dây nóng có bị giật không?
Để biết được đáp án cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về dây nóng.
Dây nóng là gì?
Tại Việt Nam, dòng điện được sử dụng phổ biến là dòng điện xoay chiều 220V có 2 cực là cực âm và cực dương, mà chúng ta vẫn thường gọi là dây nóng và dây lạnh. Theo đó, dây nóng hay còn gọi là dây pha là dây mang dòng điện xoay chiều và luôn mang điện, dòng điện thay đổi theo thời gian.
Về ký hiệu, dây pha thường được ký hiệu bằng chữ P hoặc L. Về màu sắc, tùy thuộc vào việc dây pha sử dụng trong hệ thống điện 1 pha hay 3 pha mà ký hiệu màu sắc cũng có thể khác nhau. Cụ thể theo tiêu chuẩn IEC và điện lực Việt Nam:
Đối với hệ thống điện 1 pha:
- Dây nóng có màu đỏ.
- Dây nguội có màu đen, trắng, xanh, hoặc màu khác.
Đối với điện 3 pha:
- Pha 1 có màu đỏ.
- Pha 2 có màu vàng hoặc trắng.
- Pha 3 có màu xanh dương.
- Dây nguội có màu đen.
- Dây nối đất (PE) có màu xanh với sọc vàng.
Tìm hiểu thêm:
Dây điện màu đỏ là âm hay dương?
Quy định màu dây điện 3 lõi theo các tiêu chuẩn IEC
Dây pha ký hiệu là gì? Các ký hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện
Tác hại khi chạm vào dây nóng
Vì dây nóng luôn luôn mang điện, nên đối với câu hỏi “Chạm vào dây nóng có bị giật không?” thì câu trả lời là CÓ. Khi không may chạm vào dây nóng và bị giật điện, sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể:
- Dòng điện khi vào cơ thể sẽ gây ra kích thích các tế bào, phá hủy tế bào, gây co giật
- Ảnh hưởng đến cơ tim, cơ phổi, thậm chí có thể làm ngưng sự hoạt động của các bộ phận này, ảnh hưởng đến tính mạng.
- Gây bỏng da, hoại tử da
Khi đi vào cơ thể, dòng điện sẽ được chia ra thành 3 loại chính, bao gồm:
- Dòng điện cảm giác: Gây ra sự kích thích nhẹ đối với người bị giật điện, chưa gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu nặng hơn có thể gây bỏng và người bị giật điện vẫn có thể cảm nhận được ở ngưỡng từ 0,5mA.
- Dòng điện co giật: Có cường độ cao hơn ở mức 10mA. Ở ngưỡng này, người bị giật điện sẽ bị co giật khi tiếp xúc với nguồn điện, nhưng nếu nhanh thì vẫn có thể buông tay ra khỏi nguồn điện. Nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dòng điện rung tim: Đây là dòng điện nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của người bị giật điện. Lúc này dòng điện sẽ tác động đến sự hoạt động của tim, gây tổn hại đến các cơ quan bên tron cơ thể, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng tránh và bảo vệ an toàn khi dây nóng bị hở
Khi tiếp xúc và làm việc với dây pha bạn cần hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, ngay cả đối với thợ điện cũng không nên chủ quan với dây pha. Vì vậy nếu nhận thấy dây pha bị hở, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân: găng tay cách điện, giày bảo hộ
Những thiết bị bảo hộ này được làm từ chất liệu có khả năng cách điện, nhờ vậy sẽ bảo vệ sự an toàn cho bạn. Vì vậy khi làm việc với dây nóng, bạn cần sử dụng những đồ bảo hộ này để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Kiểm tra nguồn điện trước khi làm việc
Để đảm bảo an toàn, bạn nên kiểm tra nguồn cấp điện, hãy ngắt nguồn điện trước khi làm việc với dây pha trong mọi tình huống.
Sử dụng công cụ và thiết bị đúng cách
Những công cụ và thiết bị như: kìm, bút thử điện…cần được sử dụng đúng cách khi tiếp xúc với dây pha, tránh tình trạng những thiết bị này cho kết quả sai lệch, ảnh hưởng đến việc bạn đưa ra phán đoán và hành động không đúng.
Biện pháp sơ cứu khi bị giật điện
Khi nhận thấy người bị giật điện, việc áp dụng biện pháp sơ cứu đúng, kịp thời sẽ góp phần nâng cao cơ hội sống cho người bị nạn:
- Việc cần làm đầu tiên là ngắt nguồn điện bằng cách dập cầu dao, rút dây điện ra khỏi ổ cắm…
- Giữ tâm lý bình tĩnh để xử lý tình huống
- Khi tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện không nên sử dụng những vật dụng dẫn điện như: kim loại, ẩm ướt…
- Nếu nạn nhân gặp nạn trên cao và bạn không có đồ bảo hộ thì cần liên hệ đến cơ quan điện lực để được giúp đỡ
- Khi nạn nhân đã được tách ra khỏi nguồn điện, cần đặt nạn nhân nhẹ nhàng xuống tránh vật cứng
- Không tụ tập đông người xung quanh nạn nhân vì có thể gây khó thở cho nạn nhân
- Liên hệ đến cơ quan y tế ngay để được hỗ trợ.
Tóm lại, “Chạm vào dây nóng có bị giật không?” câu trả lời là CÓ. Vì vậy bạn cần phải hết sức thận trọng khi làm việc với dây pha nhé. Liên hệ đến AME Group nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề này.