Ký hiệu dây tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong hệ thống điện, nhưng nó có sự khác biệt khi được thể hiện trên sơ đồ mạch điện và trên các thiết bị điện. Trong bài viết này, AME Group sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Ký hiệu dây tiếp địa có công dụng gì?
Hiện nay đối với hệ thống dây dẫn điện được chia ra làm nhiều loại, chẳng hạn như: Dây nóng (dây pha), dây mát (dây nguội), dây tiếp địa (dây nối đất)…Mỗi loại dây sẽ đảm nhận vai trò và chức năng riêng trong hệ thống mạng điện.
Nếu như dây tiếp địa có tác dụng dẫn truyền dòng điện rò rỉ xuống đất, đảm bảo an toàn cho con người, tăng hiệu suất cũng như khả năng vận hành ổn định của thiết bị điện, thì các dây dẫn khác sẽ đảm nhận chức năng riêng của từng loại. Vì vậy việc sử dụng ký hiệu cho các loại dây dẫn điện nói chung và dây tiếp đất nói riêng là điều cần thiết:
- Tạo thành cách nhận biết chung trong ngành điện, giúp những người làm việc liên quan đến ngành điện có thể xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.
- Những ký hiệu về dây tiếp đất thường được thể hiện trên sơ đồ mạch điện hay trên các thiết bị điện. Điều này giúp các kỹ sư điện hay những người làm việc liên quan đến điện có thể dễ dàng đọc hiểu được sơ đồ mạch điện.
- Dựa vào ký hiệu dây tiếp địa, chúng ta có thể thực hiện đấu nối thiết bị với đất dễ dàng hơn, tránh sự nhầm lẫn gây mất an toàn trong quá trình đấu nối.
- Đảm bảo an toàn điện, tránh làm việc nhầm với dây pha mang điện nguy hiểm.
Ký hiệu dây địa trên sơ đồ mạch điện và các thiết bị điện
Để có thể nhận diện được dây tiếp đất trên sơ đồ mạch điện hay trên các thiết bị điện, người ta thường dùng đến các ký hiệu cụ thể. Những ký hiệu này có sự khác nhau tùy trường hợp.
Trên sơ đồ mạch điện
Thông thường trên sơ đồ mạch điện người ta sẽ biểu thị các mối liên kết giữa các phần tử trong mạng điện, cụ thể là việc sắp xếp bố trí các dây dẫn và các thành phần kết nối với nhau. Vì vậy trên sơ đồ người ta thường sử dụng các ký hiệu để biểu thị cho mối liên kết và các thiết bị sẽ xuất hiện. Trong đó, dây tiếp đất thường được ký hiệu bằng chữ E.
Ngoài việc được sử dụng trong sơ đồ mạch điện, ký hiệu E của dây tiếp đất còn được sử dụng trên hộp điện hay trên các thiết bị điện.
Tìm hiểu thêm:
Sơ đồ điện nhà cấp 4 – 2 phòng ngủ – ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU NHẤT
Cách vẽ sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4 chính xác, chuẩn kỹ thuật nhất
Trên các thiết bị điện
Trên các thiết bị điện, dây nối đất cũng sẽ được hãng sản xuất in ký hiệu giúp người dùng có thể dễ dàng phân biệt và thực hiện đấu nối, lắp đặt thiết bị một cách chuẩn nhất.
- Hình tam giác song song với mũi tên: Ký hiệu này thường sử dụng trên các đầu cắm điện
- Hình chữ “T” ngược với mũi tên: Là ký hiệu của dây tiếp đất trên các bộ dây cáp
- Hình chữ “Y” ngược với mũi tên: Chính là dây tiếp đất thường được ký hiệu trên các đầu nối điện.
Màu sắc quy định dây tiếp địa theo tiêu chuẩn IEC
Ngoài việc sử dụng các ký hiệu như đã được chia sẻ ở phần nội dung trên, dây tiếp đất còn được ký hiệu thông qua màu sắc. Tùy vào từng tiêu chuẩn mà màu sắc của loại dây này có thể khác nhau. Nếu theo tiêu chuẩn IEC, thì dù là sử dụng trong dòng điện xoay chiều AC hay dòng điện một chiều DC thì dây tiếp đất sẽ có màu xanh lá – vàng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Quy định màu dây điện 3 lõi theo các tiêu chuẩn IEC
Những lưu ý khi vẽ sơ đồ mạch điện bạn cần biết
Sơ đồ mạch điện sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về hệ thống điện. Thông qua sơ đồ, chúng ta có thể thực hiện việc đấu nối, lắp đặt, bảo trì thiết bị điện, dây điện…một cách nhanh chóng, chính xác. Vì vậy việc vẽ sơ đồ một cách chi tiết, chuẩn kỹ thuật là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện vẽ sơ đồ mạch điện:
- Người vẽ sơ đồ mạch điện là những người có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực điện, cũng như nắm rõ về các ký hiệu trong hệ thống mạng điện
- Việc thể hiện vị trí, đấu nối các chi tiết trong mạch điện cần được thể hiện một cách chi tiết, chuẩn kỹ thuật, để khi nhìn vào người khác có thể hiểu được tổng quát nhất hệ thống điện xuất hiện trên sơ đồ
- Định rõ chiều dài, loại dây sẽ được sử dụng để lắp đặt, từ đó đưa vào sơ đồ mạch điện.
Xem thêm tại: Sơ đồ cấu trúc mạch điện là gì? Cách đọc sơ đồ đúng chuẩn
AME Group vừa chia sẻ đến bạn ký hiệu dây tiếp địa thường được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ ngay đến chúng tôi nhé.