Thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ CHUẨN kỹ thuật

Thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ là điều không thể thiếu để công trình có được hệ thống điện hoàn chỉnh, khoa học. Vậy sơ đồ điện nhà cấp 4 có 3 phòng ngủ gồm những bộ phận nào? Các bước thiết kế như thế nào để đảm bảo tính hợp lý? Cùng AME Group tìm hiểu trong bài viết sau.

So-do-dien-nha-cap-4-3-phong-ngu-CHUAN-ky-thuat

Sơ đồ điện nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ đơn giản gồm những gì?

Sơ đồ mạch điện hay sơ đồ mạch điện học, là một bản vẽ sử dụng ký hiệu, ký tự chuẩn để mô tả cấu trúc và hoạt động của mạch điện trong một không gian cụ thể. Bất kỳ không gian nào bao gồm cả nhà cấp 4, khi lắp đặt hệ thống điện lưới đều cần sơ đồ mạch điện để lưới điện phân bổ đồng đều và an toàn cho người dùng.

Mạch điện trong nhà cấp 4 có thể được thiết kế theo dạng đơn giản hoặc dạng phức tạp. Dạng đơn giản thường đấu nối từ nguồn đến các thiết bị thông qua công tơ. Sau đó, từ mạch chính sẽ tạo mạch phân nhánh và mắc song song với nhau. Bên cạnh đó, mạch điện phức tạp được nhiều chủ đầu tư lựa chọn hơn, thường có những bộ phận sau:

Thiết bị đóng ngắt

Thiết bị đóng ngắt hay cầu dao điện tự động, Aptomat,.. là thiết bị có khả năng đóng ngắt mạch điện khi dòng điện gặp những sự cố như: Ngắn mạch, quá tải, rò rỉ điện năng,… Nhờ đó, bảo vệ hệ thống giúp mạch điện hoạt động ổn định, tránh hư hỏng. Đồng thời, hạn chế tối đa nguy cơ gây cháy chập, giật điện nguy hiểm cho người dùng.

Đối với nhà cấp 4 có 3 phòng ngủ, chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng 1 Aptomat tổng cho toàn bộ công trình và mỗi phòng có thêm 1 Aptomat để bảo vệ.

Thiet-bi-dong-ngat

Hộp phân phối điện

Hộp phân phối là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của hệ thống điện lưới tại nhà cấp 4. Sản phẩm có chức năng lắp đặt và bảo vệ các thiết bị điều khiển, thiết bị đóng cắt hay mối hàn cáp quang trước ảnh hưởng từ ngoại cảnh gây hư hỏng.

Đồng thời, sản phẩm này còn có vai trò cách ly những thiết bị mang điện với người xung quanh để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tránh sự cố giật điện đáng tiếc xảy ra.

Hộp phân phối điện

Đồ dùng điện

Đồ dùng điện hay thiết bị điện là những thiết bị sử dụng trong nhà ở, cần sử dụng năng lượng điện để vận hành. Tại mỗi không gian, có vô số các thiết bị điện phục vụ cuộc sống của con người như: Bóng điện, quạt, nồi cơm, bếp điện, điều hòa, máy giặt, ấm nước,….

Số lượng thiết bị tại mỗi công trình nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ. Cần sắp xếp chúng hợp lý để không tạo ra tình trạng quá tải tại một khu vực.

Do-dung-dien

Ổ cắm điện

Ổ cắm điện là bộ phận chia sẻ dòng điện, giảm tải cho nguồn điện chính bằng cách kết nối nguồn điện với thiết bị điện giúp các thiết bị hoạt động. Sản phẩm có thể được thiết kế cố định trên tường nhà, để người dùng cắm trực tiếp thiết bị điện vào lấy năng lượng. trong trường hợp ổ cắm cố định ở xa vị trí cần sử dụng, có thể dùng cách nối các ổ cắm với nhau và sử dụng.

Ổ cắm điện

Nên lựa chọn những loại ổ điện có khả năng tải điện phù hợp với công suất của thiết bị sử dụng. Những thiết bị có công suất lớn cần sử dụng ổ có khả năng chịu tải lớn và ngược lại. Như vậy có thể hạn chế tối đa tình trạng quá tải khiến aptomat bị sụt áp hoặc chập cháy ổ cắm điện.

Chấu cắm của ổ điện cũng được thiết kế dạng dẹt hoặc tròn, nên lựa chọn ổ cắm có trang bị chấu tương thích với cả hai thiết kế này để dễ dàng kết nối với thiết bị.

Công tơ điện

Công tơ điện là thiết bị được sử dụng để đo lường lượng điện năng tiêu thụ của mỗi khu vực. Dựa vào thiết bị này, người dùng sẽ kiểm soát được lượng điện sử dụng và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Đồng thời, chỉ số đo lường được trên công tơ sẽ được đơn vị cung cấp điện lưới sử dụng để tính chi phí tiêu thụ điện năng của gia đình. Do đó, cần lựa chọn sản phẩm hiện đại, chất lượng cao, tránh tình trạng cho ra kết quả không chính xác.

Cong-to-dien

Các bước vẽ sơ đồ mạch điện nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ đơn giản

Thiết kế sơ đồ mạch điện cho nhà cấp 4 cực kỳ phức tạp, không chỉ cần đảm bảo hệ thống được sắp xếp hợp lý, còn cần có sự phân bổ đồng đều tránh quá tải tại một vị trí. Đồng thời, phải tuân thủ một số nguyên lý quan trọng. Các bước thực hiện vẽ sơ đồ mạch điện như sau:

Bước 1: Phân tích hệ thống điện trong nhà

Trong công trình nhà cấp 4, bạn cần xác định vị trí lắp đặt những thiết bị bằng điện cho từng căn phòng hay từng khu vực. Sau đó, tiến hành xác định sơ đồ đường đi bằng những ký hiệu cụ thể.

Bước 2: Phân tích các mối quan hệ điện

Trong hệ thống cần có những thiết bị bảo vệ, thiết bị tự động ngắt điện hay công tắc điện. Cần phân tích mối quan hệ của những thiết bị này để thực hiện bố trí đồng đều, mang lại hiệu quả tối ưu.

Mau-Cac-buoc-ve-so-do-mach-dien-nha-cap-4-3-phong-ngu-don-gian

Bước 3: Tiến hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện

Khi vẽ sơ đồ nguyên lý cho mạch điện tại nhà cấp 4 có 3 phòng ngủ, hay tất cả các công trình khác, cần tuân thủ những nguyên lý sau:

  • Mạch điện đặt nằm ngang.
  • Vị trí của các ký hiệu thiết bị đóng ngắt, tách nguồn.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt đúng các kí hiệu chuẩn, tránh sai lệch.

Tham khảo thêm:

Dây điện đi trong nhà dùng loại nào?
Cách vẽ sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4 chính xác, chuẩn như thợ

Một vài mẫu thiết kế mạch điện cho nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ

Công trình nhà cấp 4 thiết kế thường có thiết kế 1 tầng nên tiện lợi khi di chuyển giữa toàn bộ không gian. Do đó, đây là lựa chọn phổ biến của các chủ đầu tư có quỹ đất rộng rãi hiện nay. Nếu bạn đọc cũng đang có dự định xây dựng công trình nhà cấp 4 thì hãy tham khảo ngay một số mẫu thiết kế mạch điện sau đây nhé!

Mau-thiet-ke-1

Mau-thiet-ke-2

Mau-thiet-ke-3

Mau-thiet-ke-4

Mau-thiet-ke-5
Một vài mẫu sơn đồ thiết kế mạch điện nhà cấp 4 3 phòng ngủ

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế sơ đồ mạch điện

Nắm rõ các bước thực hiện thiết kế sơ đồ mạch điện là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ngoài những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên, còn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như toàn bộ hệ thống điện lưới và các thiết bị:

  • TUYỆT ĐỐI không thực hiện đấu nối nguồn điện tại những khu vực dễ xảy ra cháy nổ, nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao.
  • Dây điện có chức năng khác nhau cần được phân chia rõ ràng về màu sắc để dễ nhận diện khi sửa chữa hoặc thay thế như: Dây nóng có màu đỏ, dây nguội có màu xanh, đen,…
  • Hệ thống dây điện có thể nằm ngang hoặc nằm dọc, nhưng không đặt nằm chéo vì ảnh hưởng đến việc khoan đục và đóng đinh trang trí sau này.
  • Không nên đi dây vào những vị trí có khả năng sẽ thực hiện khoan tường, đóng đinh,… gây ảnh hưởng đến hệ thống điện, đặc biệt là sự cố rò rỉ điện năng cực kỳ nguy hiểm.

luu-y-quan-trong-khi-thiet-ke-so-do-mach-dien

  • Phân chia hệ thống đường điện thành nhiều mạch nhánh để tiện lợi khi thực hiện sửa chữa, kiểm tra sự cố….
  • Cần lựa chọn những dây điện có tiết diện phù hợp với công suất tiêu thụ điện năng của công trình. Không nên chọn dây quá nhỏ gây tình trạng quá tải, sụt áp, không chọn dây quá to gây lãng phí chi phí.
  • Lắp đặt aptomat tổng cho cả công trình và lắp đặt aptomat riêng cho từng phòng để thiết bị hoạt động hiệu quả, bảo vệ người dùng khi có tình trạng ngắn mạch, quá tải, rò rỉ điện năng hay chập cháy,…
  • Trong phòng ngủ, phòng học hay phòng vui chơi của trẻ nhỏ cần trang bị sẵn phích cắm giả hoặc nắp bảo vệ để lấp kín những ổ điện chưa sử dụng. Tránh trường hợp trẻ cho tay vào ổ để nghịch ngợm và bị điện giật.
  • Đường dây điện không được lắp chung ống luồn với dây cấp hay đường truyền internet vì sẽ gây nên tình trạng nhiễu tín hiệu tại thiết bị đầu thu.

AME Group vừa chia sẻ với bạn hướng dẫn cũng như lưu ý khi thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn bổ sung các thông tin hữu ích. Quý khách hàng có nhu cầu mua sắm thiết bị đóng cắt, dây cáp điện,… chất lượng cao, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *