Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ đi dây điện âm tường nhà cấp 4 chuẩn nhất

Sơ đồ đi dây điện âm tường nhà cấp 4 cần được hoàn thiện trước khi tiến hành thực hiện lắp đặt dây đi âm tường, nhằm đảm bảo quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả, đồng thời hạn chế những sự cố có thể xảy ra khi thi công. Vậy cách vẽ sơ đồ này như thế nào? Cùng AME Group đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

sơ đồ đi dây điện âm tường nhà cấp 4

Sơ đồ đi dây điện âm tường nhà cấp 4

Rất nhiều công trình nhà cấp 4 hiện nay áp dụng phương pháp lắp đặt đường dây điện âm tường. Việc lắp đặt này được thực hiện phía bên trong tường, không để cho dây điện lộ ra ngoài. Điều này vừa đảm bảo cho quá trình truyền tải điện diễn ra thông suốt, vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Tuy nhiên muốn lắp đặt đường dây điện âm tường cần phải có sơ đồ lắp đặt chuẩn.

Sơ đồ đi dây điện âm tường là gì?

Sơ đồ đi dây điện âm tường chính là bản vẽ kỹ thuật thể hiện việc sắp xếp đường dây điện như thế nào, cách kết nối các linh kiện điện trong đường dây đó ra sao để đảm bảo quá trình truyền tải cũng như an toàn khi sử dụng, thuận tiện cho việc sửa chữa khi có sự cố xảy ra.

Có sơ đồ đi dây điện, thợ thi công sẽ thực hiện các hạng mục lắp đặt nhanh hơn, chuẩn hơn. Bên cạnh đó, từ bản sơ đồ này việc bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện âm tường cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Hình ảnh sơ đồ đi dây điện âm tường

Tìm hiểu thêm: Dây điện đi trong nhà dùng loại nào?

Ưu điểm của phương pháp đi dây điện âm tường

Việc đi dây điện âm tường không phải mới, bởi phương pháp này đã được thực hiện từ khá lâu và áp dụng thực hiện cho nhiều công trình. Vậy phương pháp này mang đến ưu điểm gì so với việc lắp đặt dây điện lộ thiên?

Tiết kiệm không gian nhà ở

Mỗi gia đình sẽ cần phải sử dụng đến hệ thống dây dẫn điện để kết nối các thiết bị điện với nhau. Tuy nhiên đối với những gia đình có diện tích nhỏ hẹp, việc lắp đặt hệ thống dây điện lộ thiên có thể sẽ chiếm một phần diện tích ngôi nhà, ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp các đồ dùng nội thất, decor không gian cho ngôi nhà.

Thế nhưng nếu lắp đặt âm tường, tức hệ thống dây điện lúc này sẽ nằm hoàn toàn bên trong tường mà không phải ở bên ngoài, nên sẽ không ảnh hưởng đến diện tích căn nhà.

Dây điện âm tường tiết kiệm không gian nhà ở

Đảm bảo an toàn điện

Điện mặc dù cần thiết đối với cuộc sống và sản xuất của chúng ta, tuy nhiên trong một số trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ điện, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây mất an toàn điện, dẫn đến bị điện giật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.

Vì vậy lắp đặt đường dây điện âm tường sẽ hạn chế được tối đa sự cố này, nếu không may đường dây điện bị rò rỉ cũng sẽ hạn chế tình trạng mất an toàn điện, điều này vô cùng quan trọng nhất là đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Tăng tính thẩm mỹ

Không gian sống của bạn sẽ trở nên thiếu thẩm mỹ và rối mắt khi xung quanh nhà là chằng chịt đường dây điện. Nó ảnh hưởng đến việc bạn sắp xếp đồ đạc cho không gian nhà ở. Nhưng khi lắp đặt âm tường thì hệ thống dây điện sẽ không bị lộ ra bên ngoài, nhờ vậy tính thẩm mỹ được nâng cao một cách rõ rệt.

dây điện âm tường tăng tính thẩm mỹ cho không gian

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ đi dây điện âm tường cho nhà cấp 4 chuẩn kỹ thuật

Việc lên bản vẽ đi dây điện âm tường nên được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách vẽ sơ đồ đi dây âm tường để bạn có thể hiểu hơn về cách lắp đặt này:

  • Bước 1: Phân tích hệ thống điện trong gia đình: Tại bước này các bạn sẽ thực hiện việc phân tích về vị trí các thiết bị điện trong gia đình sẽ đặt ở vị trí nào. Từ đó lên sơ đồ bản vẽ thông qua các ký hiệu.
  • Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các thiết bị điện với nhau từ công tắc, thiết bị đóng ngắt đến mạch điện. Thông thường sơ đồ đi dây điện âm tường nhà cấp 4 sẽ gồm các thành phần như: thiết bị đóng ngắt, hộp phân phối, đồ dùng điện, ổ điện, công tơ.
  • Bước 3: Thực hiện vẽ sơ đồ đấu điện theo vị trí của các ký hiệu đã được định sẵn, nhằm chuyển đổi, ngắt kết nối.

Tham khảo thêm:

Sơ đồ điện nhà cấp 4 – 2 phòng ngủ

Sơ đồ điện nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ

Các ký hiệu thường gặp trong sơ đồ mạch điện

Khi thực hiện lên bản vẽ sơ đồ mạch điện cho nhà cấp 4, các bạn có thể gặp một số ký hiệu sau. Đối với các ký hiệu này các bạn cần nắm rõ để tránh việc lắp đặt, đấu nối nhầm lẫn, gây ra sự cố về tiềm ẩn rủi ro mất an toàn điện:

Các ký hiệu thường gặp trong sơ đồ mạch điện

Các ký hiệu thường gặp trong sơ đồ mạch điện

Các ký hiệu thường gặp trong sơ đồ mạch điện
Một số kỹ hiệu thường gặp trong sơ đồ mạch điện

Ngoài những ký hiệu trên, trong sơ đồ đi dây điện âm tường nhà cấp 4 có thể được sử dụng thêm một số ký hiệu chữ để hỗ trợ việc phân tích vẽ:

STT Ký hiệu Tên gọi Ghi chú
1 CD Cầu dao
2 CB; Ap Aptomat; máy cắt hạ thế
3 CC Cầu chì
4 K Công tắc tơ, khởi động từ Có thể sử dụng các thể hiện đặc tính làm việc như: T – công tắc tơ quay thuận; H – công tắc tơ hãm dừng…
5 K Công tắc Dùng trong sơ đồ chiếu sáng
6 O; OĐ Ổ cắm điện
7 Đ Đèn điện Dùng trong sơ đồ chiếu sáng
8 Đ Động cơ một chiều; động cơ điện nói chung Dùng trong sơ đồ điện công nghiệp
9 Chuông điện
10 Bếp điện, lò điện
11 Quạt điện
12 MB Máy bơm
13 ĐC Động cơ điện nói chung
14 CK Cuộn kháng
15 ĐKB Động cơ không đồng bộ
16 ĐĐB Động cơ đồng bộ
17 F Máy phát điện một chiều; máy phát điện nói chung
18 FKB Máy phát không đồng bộ
19 FĐB Máy phát đồng bộ
20 M; ON Nút khởi động máy
21 D; OFF Nút dừng máy
22 KC Bộ khống chế, tay gạt cơ khí
23 RN Rơ-le nhiệt
24 Rth Rơ-le thời gian (timer)
25 RU Rơ-le điện áp
26 RI Rơ-le dòng điện
27 Rtr Rơ-le trung gian
28 RTT Rơ-le bảo vệ thiếu từ trường
29 RTĐ Rơ-le tốc độ
30 KH Công tắc hành trình
31 FH Phanh hãm điện từ
32 NC Nam châm điện
33 BĐT Bàn điện từ
34 V Van thuỷ lực, van cơ khí
35 MC Máy cắt trung, cao thế
36 MCP Máy cắt phân đoạn đường dây
37 DCL Dao cách ly
38 DNĐ Dao nối đất
39 FCO Cầu chì tự rơi
40 BA; BT Máy biến thế
41 CS Thiết bị chống sét
42 T Thanh cái cao áp, hạ áp Dùng trong sơ đồ cung cấp điện
43 T Máy biến thế Dùng trong sơ đồ điện tử
44 D; DZ Diode; Diode zener
45 C Tụ điện
46 R Điện trở
47 RT Điện trở nhiệt

Bảng ký hiệu phổ biến trong sơ đồ mạch điện

Sơ đồ đi dây điện âm tường nhà cấp 4 quan trọng và cần thiết khi có dự định lắp đặt hệ thống điện âm tường. Việc lên bản vẽ sơ đồ cần thực hiện bởi những người có chuyên môn và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lên bản vẽ dựa vào hệ thống thiết bị điện đang sử dụng. Khi thi công lắp đặt cần tuân thủ đúng theo sơ đồ để quá trình lắp đặt diễn ra chuẩn kỹ thuật, an toàn. Hy vọng với những thông tin mà AME Group vừa chia sẻ, sẽ hữu ích với bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *