Dây pha ký hiệu là gì? Các ký hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện

Khi nghiên cứu về sơ đồ mạch điện, rất nhiều người có thắc mắc “Dây pha ký hiệu là gì” hay “Những ký hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện có ý nghĩa gì?”. Để tìm kiếm lời giải cho những thắc mắc trên, bạn đọc hay theo dõi ngay bài viết sau đây của AME Group nhé!

Day-pha-ky-hieu-la-gi-Cac-ky-hieu-thuong-dung-trong-so-do-mach-dien

Dây pha ký hiệu là gì?

Nhắc đến hệ thống mạch điện xoay chiều, không thể bỏ qua tầm quan trọng của dây pha. Vậy dây pha là gì? Nhận diện dây pha trong sơ đồ mạch điện bằng cách nào?

Dây pha là gì?

Hệ thống dây dẫn điện có sự tham gia hoạt động của 3 loại dây mà chúng ta vẫn thường nghe tên la: Dây pha, dây trung tính, dây nối đất. Trong đó, dây pha là dây có chức năng quan trọng nhất, mang điện tích để truyền tải điện năng dến các thiết bị điện sử dụng trong đời sống, sản xuất,…

Ở Việt Nam, dây pha có thông số là 220V, tuy nhiên thông số này có thể thay đổi thành 110V tại nhiều quốc gia khác.

dây pha là gì

Dây pha ký hiệu là gì trong sơ đồ mạch điện?

Dây pha còn có tên gọi khác là dây nóng, trong sơ đồ mạch được thường được ký hiệu là P hay L hoặc tô bằng màu đỏ. Để nhận diện dây pha trong thực tế, cách tốt nhất là bạn dùng bút thử điện để kiểm tra vì dây này có mang điện.

Nếu không có bút thử điện, bạn có thẻ nhận diện bằng lớp vỏ. Đối với dòng điện 1 pha, dây pha thường có lớp vỏ màu đỏ. Đối với dòng điện 3 pha, dây pha thứ nhất thường có lớp vỏ màu đỏ, dây pha thứ 2 thường có lớp vỏ màu trắng hoặc vàng, dây pha thứ 3 thường có vỏ màu xanh dương.

Dây pha ký hiệu là gì

L = Line có ý nghĩa là dây pha hay còn gọi là dây NÓNG

Tìm hiểu thêm:

Dây trung tính ký hiệu là gì?

Các ký hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện sử dụng những ký hiệu để mô tả mạch điện một cách đơn giản nhất. Dựa vào mạch điện, người dùng có thể nhận diện vị trí lắp đặt các thiết bị điện, điện tử cũng như hiểu được ý nghĩa của việc bố trí chúng.

Mỗi không gian công trình sẽ được thiết kế thành mạch điện riêng biệt sao cho phù hợp với lối thiết kế, tiện lợi và an toàn nhất với người sử dụng. Vậy những ký hiệu thường dùng cho mạch điện có ý nghĩa gì?

Ký hiệu cơ bản sử dụng trong điện công nghiệp

Mạch điện công nghiệp là hệ thống mạng điện cực kỳ phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn sâu và sự tỉ mỉ. Bởi lẽ, khu công nghiệp thường vận hành hàng loại thiết bị công suất lớn trong cùng thời điểm, nếu phân chia điện lưới không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng quá tải gây chập cháy.

Hiểu rõ ý nghĩa của những ký hiệu trong sơ đồ mạch điện sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng và kịp thời khi có những sự cố không may xảy ra với nguồn điện. Dưới đây là những ký hiệu cơ bản được quy ước chung và sử dụng phổ biến trong mạng điện công nghiệp:

Cac-ky-hieu-trong-so-do-mach-dien-cong-nghiep-1

Cac-ky-hieu-trong-so-do-mach-dien-cong-nghiep-2-1

Ký hiệu các loại đèn điện, thiết bị điện

Hệ thống mạch điện chắc chắn không thể thiếu đi đèn cũng như các thiết bị điện. Tất cả những thiết bị hay đèn điện đều có những quy ước chung. Một số ký hiệu phổ biến về các thiết bị điện như sau:

Ký hiệu các thiết bị sử dụng điện và đèn điện

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) số 1613 – 75, các thiết bị sử dụng điện cũng như hệ thống đèn điện được quy định về ký hiệu dùng trong sơ đồ mạch điện cụ thể như sau:

Ky-hieu-cac-thiet-bi-su-dung-dien-va-den-dien

Ky-hieu-cac-thiet-bi-su-dung-dien-va-den-dien-2

Ký hiệu các thiết bị đóng cắt

Thiết bị đóng cắt là tên gọi chung của những thiết bị như cầu chỉ, cầu dao điện, bộ cách ly,… Có nhiệm vụ điều khiển, chuyển đổi hay đóng ngắt dòng điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, hở điện, rò rỉ điện năng xảy ra. TCVN 1623-75 và TCVN 1615-75 cũng có quy định về ký hiệu các thiết bị đóng cắt như sau:

ký hiệu thiết bị đóng cắt

Ký hiệu thiết bị điện dân dụng đo lường

Ngoài các thiết bị kể trên, mạch điện còn có sự xuất hiện của các thiết bị đo lường giúp con người đo đạc chỉ số cần thiết cho việc nghiên cứu, sản xuất hay buôn bán. Những thiết bị này có thể là máy móc, dụng cụ với những ký hiệu như sau:

ký hiệu thiết bị điện đo lường

Tìm hiểu thêm tại: Sơ đồ mạch điện 3 pha hình sao – Sơ đồ cơ bản nhất

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Dây pha ký hiệu là gì?” cũng như nắm được những ký hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện. Mọi thắc mắc về hệ thống điện lưới, vui lòng truy cập website của AME Group để cập nhật thông tin chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *