Đấu nối dây điện là công việc thường thấy khi sử dụng thiết bị điện. Vậy cách nối dây điện 3 lõi với 2 lõi tại nhà như thế nào là đúng kỹ thuật? Có những phương pháp nào để đấu nối dây 3 lõi chuẩn chuyên gia? Tất cả các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này sẽ được AME Group giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Cách nối dây điện 3 lõi với 2 lõi đúng kỹ thuật
Đấu nối dây điện là việc là thường thấy khi sử dụng, lắp đặt hoặc sửa chữa hệ thống điện năng. Quy trình này thực chất là việc kết nối các sợi dây của 2 dây cáp điện với nhau, sao cho đảm bảo liên kết chắc chắn và an toàn khi người dùng sử dụng. Ngoài việc đấu nối dây điện có cùng số lượng lõi, rất nhiều trường hợp cần nối dây điện 3 lõi với 2 lõi hay 4 lõi với 2 lõi. Trường hợp này cần nối như nào để đảm bảo đúng kỹ thuật?
Yêu cầu kỹ thuật và quy tắc cơ bản
Trước khi tìm hiểu cách nối dây 3 lõi với 2 lõi chuẩn kỹ thuật thì cần tìm hiểu những yêu cầu cơ bản để đảm bảo khả năng vận hành ổn định và hiệu quả của dây.
- Hai dây nối nhau cần có tiết diện phù hợp: Hai dây điện nối nhau cần có tiết diện phù hợp để đảm bảo độ tương thích sau khi đấu nối.
- Mối nối chắc chắn: Đảm bảo mối nối chắt chắn, chặt chẽ nhưng không bị đứt gãy để dòng điện có thể đi qua một cách ổn định, không bị chập chờn. Nhờ đó, các thiết bị sử dụng dây điện sau khi nối mới có thể sử dụng bình thường.
- Bọc cách điện cẩn thận: Sau khi nối thành công phần sợi và lõi của dây điện, cần sử dụng băng dính cách điện để bọc cách điện một cách cẩn thận. Mỗi lõi dẫn điện cần quấn 1 lớp cách điện, sau đó tất cả các lõi được quấn chung 1 lớp cách điện khác để tránh rò rỉ điện năng.
Nối dây điện 3 lõi với 2 lõi đúng kỹ thuật
Dây điện 3 lõi là dây dẫn điện có chứa 3 lõi trong 1 sản phẩm bao gồm: 1 dây pha, 1 đây nguội và 1 dây tiếp đất. Mỗi lõi có chức năng riêng trong hệ thống truyền tải điện năng.
Dây pha hay còn được gọi là dây nóng luôn chịu áp lực điện, có chức năng truyền tải điện năng. Dây nguội không mang điện, được dùng để cân bằng dòng điện. Dây tiếp đất là đoạn dây được nối tại thiết bị với mặt đất, có tác dụng triệt tiêu dòng điện gặp hiện tượng rò rỉ. Nhờ đó, giúp giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho người dùng.
Đối với dòng điện 2 lõi, thiết bị chỉ có 2 dây là 1 dây pha và 1 dây nguội. Chức năng của các dây cũng giống với chức năng của dây điện 3 lõi. Tuy nhiên, dây nguội vừa có nhiệm vụ cân bằng dòng điện, vừa có thể nối đất để hạn chế nguy hiểm khi có tình trạng rò rỉ điện năng.
Có thể thấy, tuy số lượng lõi dẫn khác nhau nhưng chức năng của chúng cũng tương tự nhau. Chính vì vậy, khi đấu nối dây 3 lõi và 2 lõi, bạn cần nhận diện chính xác các loại dây:
- Đối với dây điện 3 lõi:
- Dây nóng có vỏ màu đỏ, vàng, xanh dương, trắng.
- Dây nguội có vỏ màu đen.
- Dây nối đất có vỏ màu xanh sọc vàng.
- Đối với dây điện 2 lõi:
- Dây nóng có vỏ màu đỏ.
- Dây nguội có vỏ màu đen, trắng, xanh, hoặc màu khác.
Sau khi đã xác định chính xác chức năng của các dây, bạn chỉ cần nối các dây có chung chức năng lại với nhau. Dây pha nối với dây pha, dây nguội nối với dây nguội.
Đảm bảo mối nối chắc chắn, đáp ứng được cả năng kéo cơ học bằng lực mạnh mà không bị bung ra. Cuối cùng, cố định mối nối bằng băng dính cách điện để đảm bảo không bị rò rỉ điện năng khi sử dụng.
Xem thêm tại đây: Cách thay phích cắm 3 cấu thành 2 chấu
Các phương pháp nối dây điện chuyên nghiệp như chuyên gia
Trên thực tế, các chuyên gia hiện nay sử dụng khá nhiều phương pháp đấu nối dây điện, tùy vào đặc điểm về cấu tạo của các loại cáp sẽ có các bước đấu nối khác nhau. Cùng tìm hiểu về 2 phương pháp đối dây phổ biến nhất hiện nay là nối dây điện thẳng và nối dây điện phân nhánh bạn nhé!
Phương pháp nối dây điện thẳng
Phương pháp nối dây điện thẳng là cách nối dây điện theo một đường thẳng và kết nối bằng cách xoắn các lõi dẫn lại với nhau. Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất mà ai cũng có thể thực hiện. Phương pháp này cũng có 2 cách để thực hiện như sau:
Cách 1: Nối dây dẫn lõi 1 sợi
Dây dẫn điện 1 lõi thường được làm từ 1 sợi đồng cứng, bao bọc xung quanh bởi vỏ bằng nhựa PVC bền bỉ. Để đấu nối loại dây này, bạn đọc thực hiện như sau:
- Bước 1: Để nối dây dẫn lõi 1 sợi, bạn hãy thực hiện tuốt vỏ nhựa của các dây dẫn điện.
- Bước 2: Sau đó, đặt lõi của 2 dây song song với nhau, rồi uốn gập phần đầu lõi tạo góc vuông rồi móc chúng lại với nhau.
- Bước 3: Xoắn một đầu lõi của dây này sang dây bên kia và tiếp tục làm ngược lại. Quấn thêm mỗi bên khoảng 5-7 vòng là được.
- Bước 4: Dùng kìm kẹp 2 đầu của vòng ngoài cùng và vặn xoắn chúng để tạo độ siết chặt cho mối nối.
- Bước 5: Kiểm tra độ chắc chắn của các vòng nối, nếu chúng chưa chắn chắn thì cần quấn lại cho chặt hơn để đảm bảo khả năng truyền tải điện tốt.
- Bước 6: Sử dụng keo dán cách điện để quấn lại phần mỗi nối, ngăn chặn rò rỉ điện năng.
Cách 2: Nối dây dẫn lõi nhiều sợi
Dây điện lõi nhiều sợi thường là dòng cáp sợi mềm dễ uốn nắn, số lượng sợi phụ thuộc vào tiết diện của dây. Thường được sử dụng để truyền tải trong bảng phân phối điện năng, dùng trong ô tô,… Để nối dây dẫn lõi nhiều sợi, bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Bạn tuốt lớp vỏ của 2 sợi dây dẫn rồi làm sạch phần lõi để gia tăng khả năng truyền điện.
- Bước 2: Tách những sợi lõi nhỏ xòe ra và đan xen lõi của 2 dây cáp lại với nhau theo kiểu vặn xoắn. Lần lượt từng bên thực hiện ngược chiều nhau khoảng 5 vòng sao cho thật chắc chắn.
- Bước 3: Kiểm tra độ chắc chắn bằng cách thử giật mạnh về hai phía.
- Bước 4: Bọc mối nối bằng băng dính cách điện để đảm bảo an toàn cho người dùng. Cần kiểm tra kỹ càng để không có hiện tượng rò rỉ điện năng.
Bạn có thể xem thêm tại: Quy định màu dây điện 3 lõi theo các tiêu chuẩn IEC
Phương pháp nối dây điện phân nhánh
Phương pháp đấu nối dây điện phân nhánh hay còn có tên gọi khác là mối nối chữ T. Đối với dây điện lõi có 1 sợi hay dây cáp lõi nhiều sợi thì kiểu nối này cũng cực kỳ phù hợp.
Cách 1: Nối dây dẫn lõi 1 sợi
Để thực hiện đấu nối dây dẫn 1 lõi bằng phương pháp phân nhánh, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Dùng kìm tuốt để bóc tách vỏ của dây dẫn điện.
- Bước 2: Đặt lõi dẫn của 2 dây cáp thành hình dấu công (+) và thực hiện xoắn ngược đầu lõi dây nhánh từ sau ra phía trước.
- Bước 3: Quấn ngược lại qua phía sau lõi dây nhánh, rồi dùng kìm xoắn chặt lõi dây nhánh và lõi dây chính. Nên xoắn chặt từ 6-8 vòng để đảm bảo độ chắc chắn.
- Bước 4: Kiểm tra độ chắc chắn của mối mối và dùng keo cách điện quấn canh mối nối.
Cách 2: Nối dây dẫn lõi nhiều sợi
Đối với dây dẫn nhiều sợi, bạn cần thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn thận hơn để đảm bảo khả năng truyền tải điện của thiết bị sau khi đấu nối. Thực hiện nối dây nhiều sợi bằng phương pháp điện phân nhánh như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, cần chia các sợi lõi của dây nhánh và 2 đầu bằng nhau.
- Bước 2: Đặt phần lõi dây chính vào giữa, rồi xoắn lần lượt từng phần dây nhánh lên sợi dây chính theo chiều ngược nhau.
- Bước 3: Dùng kìm, kéo để cắt bớt phần lõi thừa.
- Bước 4: Kiểm tra độ chắc chắn của mối nối bằng cách giật mạnh. Nếu mối nối chưa chắc chắn cần cố xoắn chặt hơn bằng kim để đảm bảo khả năng truyền tải điện.
- Bước 5: Khi mối nối đã chắc chắn, bạn hãy dùng băng dính cách điện quấn quanh mối nối sao cho kín đáo và không bị rò rỉ điện năng nhé!
Cách 3: Nối dây dẫn bằng ốc vít
Cách nối dây bằng ốc vít thường dùng cho các thiết bị điện như: Ổ cắm, phích cắm, ốc vít,… Để dễ dàng thay dây nối bằng ốc vít bạn hãy thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tuốt khoảng 3cm vỏ cách điện của đầu dây nối. Đối với dòng dây có lõi nhỏ thì cần tuốt dài hơn để có thể gập phần lõi lại.
- Bước 2: Xoắn toàn bộ sợi lõi dẫn vào với nhau rồi luồn qua lỗ có chứa ốc vít.
- Bước 3: Dùng tua vít hay các dụng cụ để văn ốc lại, nên vặn vừa tay để không làm đứt lõi dẫn ảnh hưởng đến quá trình truyền điện.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn giải đáp được “Cách nối dây điện 3 lõi với 2 lõi?”. Mọi thắc mắc về hệ thống điện lưới, vui lòng truy cập website của AME Group để cập nhật thông tin chính xác nhất.