Sơ đồ điện nhà cấp 4 – 2 phòng ngủ – ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU NHẤT

Thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4 – 2 phòng ngủ là vấn đề quan trọng để tạo nên không gian sống tiện nghi, thoải mái. Sơ đồ phân bổ hệ thống điện lưới cho công trình cần được thiết kế thông minh, đa dạng thiết bị với những đường dẫn điện linh hoạt. Cùng AME Group tìm hiểu cách vẽ sơ đồ mạch điện cho công trình nhà ở 2 phòng ngủ trong bài viết sau.

So-do-dien-nha-cap-4-2-phong-ngu

Cách vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4 2 phòng ngủ chuẩn kỹ thuật

Nhà cấp 4 là mẫu thiết kế nhà ở có diện tích nhỏ, công trình không quá 1 tầng và thường sử dụng cho hộ gia đình có ít người. Thông thường, được thiết kế gồm 2 hoặc 3 phòng ngủ. Những công trình nhà cấp 4 – 2 phòng ngủ vẫn được ưa chuộng hơn vì phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiềm lực tài chính của nhiều gia đình hiện nay.

Sau khi xây dựng phần thô của công trình, thiết kế hệ thống mạch điện là không thể thiếu, để cung cấp nguồn điện năng ổn định, an toàn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. Để thiết kế bản vẽ sơ đồ mạch điện, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các thiết bị, ổ cắm, công tắc cần sử dụng trong không gian ngôi nhà

Mạng điện trong nhà thường gồm nhiều bộ phận khác nhau như: Thiết bị điện đóng ngắt, ổ cắm điện, đồ dùng điện, hộp phân phối, công tơ điện. Để thiết kế bản vẽ sơ đồ điện khoa học nhất thì cần xác định vị trí lắp đặt chúng và những lưu ý sau:

  • Mỗi phòng ngủ cần có ít nhất cần có ít nhất 1 ổ điện, 1 đèn trần, 1 công tắc điều khiển đèn, 1 quạt trần và đường dây điều khiển quạt trần.
  • Phòng khách cần thiết kế ổ cắm, công tắc đèn và đèn trần.
  • Phòng bếp cần có ổ cắm nhiều thiết bị điện, cảm biến cháy, điều khiển đèn,…
  • Phòng tắm cần có quạt thông gió, công tắc đèn, bóng đèn, ổ cắm,…

Xac-dinh-cac-thiet-bi-can-dung

Bước 2: Xác định vị trí và mối liên quan của các thiết bị trong nhà

Sau khi đã xác định được những thiết bị cần sử dụng thì cần phải xác định vị trí lắp đặt chúng và mối liên quan của những thiết bị này. Cụ thể những lưu ý khi xác định vị trí các bộ phận trong mạch điện như sau:

  • Trong phòng ngủ, điểm cắm cho ổ cắm cần lắp cố định trên tường cao khoảng 30-40cm, còn công tắc có thể đặt tại vị trí tay dễ với tới. Đồng thời, các thiết bị đèn, quạt trần,… nên được lắp đặt ở trung tâm phòng, tránh trường hợp có vị trí nào trong phòng không đủ sáng hoặc không đủ mát.
  • Tại phòng khách, ổ cắm và công tắc nên được đặt tại những vị trí tiện lợi, dễ tìm cho người dùng. Các công tắc có thể đặt trên cùng một bảng nhưng không nên đặt quá nhiều khiến người dùng khó khăn trong việc tìm kiếm công tắc của thiết bị mình cần sử dụng.
  • Trong phòng bếp, ổ cắm nên được đặt tại các vị trí cao để tạo sự tiện lợi khi đặt thiết bị điện trên bàn bếp. Đặc biệt, công tắc điều chỉnh nhiệt của bếp điện nên đặt ở bên dưới của hộp ổ cắm điện.
  • Trong khu vực phòng tắm, công tắc nên đặt tại vị trí cửa ở bên ngoài phòng tắm. Ổ cắm thì nên đặt tại những vị trí khô ráo, hạn chế tối đa khả năng tia nước có thể bắn đến ổ. Đồng thời, sử dụng nắp che để ngăn chặn tình trạng nước, hơi nước thấm vào hệ thống điện gây chập cháy.

Xac-dinh-vi-tri-lap-cac-thiet-bi

Bước 3: Vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4 theo thiết kế đã xác định của mình

Tiến hành vẽ sơ đồ mạch điện cho nhà cấp 4 theo những nguyên tắc sau:

  • Các kí hiệu để biểu thị ổ cắm, công tắc, thiết bị hay đường dây điện đều cần đồng bộ hóa chuẩn theo Website chính thức của Tổng Công ty điện lực Việt Nam.
  • Tuân thủ kích thước và vị trí các bộ phận đã được xác định tại bước 2.
  • Kết hợp những màu sắc phù hợp trong sơ đồ để dễ đọc, dễ hiểu, tránh nhầm lẫn xảy ra.

Ve-so-do-dien-nha-cap-4

Tham khảo thêm: Thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4 – 3 phòng ngủ CHUẨN kỹ thuật

Các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế sơ đồ điện

Vai trò cốt lõi của việc thiết kế mạch điện là đảm bảo khả năng phân phối dòng điện đồng đều cũng như an toàn với người sử dụng. Nếu thiết kế không chuẩn có thể khiến việc sử dụng điện gặp nhiều bất tiện, thậm chí phát sinh những sự cố nguy hiểm. Để sơ đồ mạng điện thực hiện được hết chức năng của mình, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Tuân thủ các quy định về an toàn điện

An toàn điện là vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo cả người lớn và trẻ nhỏ trong gia đình đều an toàn, hạn chế tối đa nguy hiểm như giật điện, cháy chập,… Khi thiết kế sơ đồ mạng điện cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn điện như sau:

  • Thiết bị đóng cắt lắp đúng cách: Các thiết bị đóng cắt như cầu dao, aptomat cần lắp ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ trong tầng nhà. Ngoài ra, thiết bị bảo vệ đóng cắt cần lắp trên dây pha và dây trung tính, nếu không thì cần lắp trên dây pha.
  • Lựa chọn thiết bị đóng cắt phù hợp: Cầu dao điện hay aptomat cần có dòng điện định mức phù hợp với công suất sử dụng. Đồng thời, có nắp đậy che kín không bị tác động của bụi bẩn, hơi nước,…
  • Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện: TUYỆT ĐỐI không chạm tay trực tiếp vào ổ cắm điện, vị trí nối dây điện, dây điện trần,… để không xảy ra tình trạng giật điện. Khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay thì cần chuẩn bị gang tay bảo hộ để bảo vệ bản thân khi có tình trạng rò rỉ điện năng.
  • Không sử dụng thiết bị khi đang sạc điện: Đối với các thiết bị có khả năng dự trữ năng lượng như: Điện thoại di động, túi sưởi,…không vừa sạc vừa dùng thiết bị. Các phản ứng hóa học trong pin không ổn định, nếu vừa dùng vừa sạc sẽ làm nhiệt độ của thiết bị tăng cao gây ra hiện tượng cháy nổ.

Tuan-thu-cac-quy-dinh-ve-an-toan-dien

  • Vị trí đặt ổ điện, cầu dao: Các thiết bị này cần được lắp đặt tại vị trí cao ráo, không nằm trong khu vực có thể ngập nước. Độ cao tối thiểu để lắp đặt các thiết bị này là 1.4m so với mặt sàn.
  • Sử dụng dây nối đất: Sử dụng dây nối đất cho các thiết bị điện có vỏ kim loại như: Máy giặt, tủ lạnh,… để giảm thiểu tối đa lượng điện năng truyền vào người dùng khi có sự cố hở điện.
  • Sử dụng thiết bị điện chất lượng: Tất cả các thiết bị điện sử dụng trong không gian đều nên lựa chọn loại có chất lượng cao, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín thị trường để giảm thiểu tối đa sự cố.
  • Kiểm tra hệ thống định kỳ: Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đường điện định kỳ để đảm bảo các thiết bị còn hoạt động ổn định, không tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra tai nạn.

Sử dụng đúng loại dây điện và công tắc

Bên cạnh việc đảm bảo quy tắc an toàn điện, bạn cũng cần lựa chọn dây dẫn điện và công tắc phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trước tiên, cần đảm bảo dây điện và công suất thuộc mặt hàng chất lượng cao, phù hợp với dòng điện mà bạn sử dụng. Hai sản phẩm này cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, nguồn gốc.

Đặc biệt, với dây cáp điện là sản phẩm truyền tải dòng điện ra khắp công trình và đến các thiết bị điện. Vì vậy, cần chọn sản phẩm có tiết diện phù hợp với nhu cầu sử dụng và dòng điện định mức. Thông thường, các loại dây có thể lựa chọn theo nhu cầu sử dụng như:

  • Các thiết bị có công suất yếu dưới 1kW, công tắc, ổ cắm,… nên lựa chọn dây dẫn bằng đồng mềm, tiết diện 2 x 1.5 mm2 là phù hợp.
  • Các thiết bị có công suất từ 1kW – 2kW sử dụng những loại dây 2 lõi, có 2 lớp cách điện và tiết diện 2 x 2.5 mm2 để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp những thiết bị có công suất lớn hơn 2 trường hợp nêu trên, bạn đọc có thể tham khảo bảng sau để sử dụng dây dẫn có khả năng chịu tải phù hợp:

Tiết diện mm2 Công suất kW Dòng điện định mức A
0.75 0.35 1.875
1 0.47 2.5
1.5 0.70 3.75
2 0.94 5
2.5 1.17 6.25
3.5 1.64 8.75
4 1.87 10
5.5 2.57 13.75
6 2.81 15
8 3.74 20
10 4.68 25
16 7.48 40
25 11.69 62.5
35 16.36 87.5
50 23.38 125
70 32.73 175
95 44.41 237.5
120 56.10 300
150 70.13 375
185 86.49 462.5
240 112.20 600
300 140.25 750
400 187.00 1000

Su-dung-dung-loai-day-dien

Xem thêm các mẫu dây điện Cadivi mới nhất hiện nay:

Bảng báo giá cáp ngầm trung thế 24kV Cadivi
Báo giá cáp nhôm Cadivi – Cáp nhôm hạ thế LV-ABC
Cáp điện mềm Cadivi giá bao nhiêu 1m?

Đảm bảo phân phối điện đồng đều trong nhà

Khi thiết kế bản vẽ mạng điện cần đảm bảo dòng điện được phân bổ đồng đều trong công trình. Không tập trung nhiều nguồn điện tại một vị trí dễ gây nên tình trạng quá tải hoặc làm mất cân bằng trong hệ thống điện lưới gây nên sự chênh lệch công suất giữa các khu vực.

  • Hạn chế tập trung nguồn điện tại một vị trí để giảm thiểu nguy cơ chập cháy, quá tải,…. tiềm ẩn các tai nạn về điện gây nguy hiểm cho người dùng.
  • Gia tăng tuổi thọ, giúp thiết bị điện không bị hư hỏng đột ngột.
  • Đảm bảo hiệu suất sử dụng ở mức tối ưu nhất, hạn chế thất thoát năng lượng.
  • Tạo sự tiện lợi cho người dùng khi có thể kết nối nguồn điện và sử dụng thiết bị tại nhiều vị trí.

AME Group vừa chia sẻ với quý khách về sơ đồ điện nhà cấp 4 – 2 phòng ngủ. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi đã giúp quý khách có thêm thông tin bổ ích. Liên hệ ngay với đơn vị để sở hữu các thiết bị đóng cắt, dây dẫn điện,… chất lượng cao bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *